Thời tiết vào mùa mưa gió khiến bạn cảm thấy khó chịu vì đôi giày ẩm ướt, nấm mốc, bay mùi khó chịu hoặc gây ngứa chân. Tuy nhiên, bạn lại không biết cách làm giày nhanh khô tại nhà. Vậy thì bài viết này dành riêng cho bạn. Hãy đọc ngay những cách làm khô đôi giày thân yêu từ Biti’s nhé!

Hướng dẫn làm khô giày bằng các loại máy thông dụng

Dưới đây là một vài dòng máy sấy khô giày hiệu quả, dễ dùng mà bạn không thể bỏ qua: 

Dùng máy sấy giày

Để giúp quá trình hong khô giày dễ dàng hơn, hiện nay, có rất nhiều đơn vị kinh doanh thiết bị sấy giày với công suất hoạt động mạnh mẽ, đi kèm tính năng sấy đa dạng. Qua đó, người dùng không còn lo lắng đôi giày của mình ẩm mốc hay mùi hôi nữa. 

Cách sử dụng máy sấy giày cực kỳ đơn giản, bao gồm 4 bước sau đây:

  • Bước 1: Đặt đôi giày cần sấy vào ống sấy để bắt đầu làm khô. Theo đó, ống sấy cần đảm bảo chạm vào sâu bên trong mũi giày cho hiệu quả sấy khô cao nhất.
  • Bước 2: Ấn chế độ sấy phù hợp như chế độ tiêu chuẩn, chế độ sấy giày da, chế độ sấy nhẹ và chế độ sấy vớ (tất). 
  • Bước 3: Lựa chọn thời gian sấy phù hợp. Giày càng dày thì thời gian sấy càng lâu. Thông thường, thời gian sấy trung bình là 30 - 60 phút.
  • Bước 4: Đợi máy thực hiện sấy theo quy trình đã thiết lập. Sau đó, bạn hãy kiểm tra xem thử giày đã khô hoàn toàn hay chưa. Nếu chưa, hãy thực hiện lại các bước trên một lần nữa.

Dùng máy sấy là cách làm khô giày được nhiều người áp dụng.

Dùng máy sấy tóc

Máy sấy tóc ngoài công dụng làm khô tóc hoặc tạo kiểu theo mong muốn thì còn có thể làm khô giày dép bị ẩm ướt. Các bước làm khô giày bằng máy sấy đơn giản như sau:

  • Bước 1: Làm sạch giày bằng nước tẩy/thuốc tẩy chuyên dụng.
  • Bước 2: Đợi giày ráo bớt nước trong khoảng 20 - 30 phút.
  • Bước 3: Điều chỉnh chế độ sấy khô bằng hơi nóng và bắt đầu sấy từ bên trong lòng giày trước. Đến khi ruột giày khô hoàn toàn, bạn hãy sấy tiếp phía ngoài.

Lưu ý: Cách làm này chỉ phù hợp với những đôi giày mỏng, ít mút đệm.

Nếu bạn cần làm khô giày nhanh có thể áp dụng cách dùng máy sấy tóc.

Dùng máy sấy quần áo

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là tiết kiệm thời gian, dễ thực hiện và không tốn kém bất kỳ chi phí nào khác. Tuy nhiên, bạn không nên dùng máy sấy quần áo cho các loại giày da, sneaker da lộn, giày tây… vì có thể làm hỏng hoặc bong tróc mất lớp da giày. 

Từng bước sấy khô giày bằng máy sấy quần áo như sau:

  • Bước 1: Kiểm tra chất liệu làm giày. Nếu làm từ vải tổng hợp hoặc cotton và không có đế cứng thì có thể cho trực tiếp vào máy. Trái lại, nếu là giày da, giày thể thao… và có đế gel thì bạn không nên áp dụng cách này. 
  • Bước 2: Vệ sinh sơ qua giày để loại bỏ sạch bùn đất. Sau đó, đợi khoảng 20 - 30 phút cho giày ráo bớt nước. 
  • Bước 3: Đặt hai chiếc giày vào máy giặt với mũi giày hướng lên trên, đế giày quay mặt vào cửa máy và hai sợi dây giày luồng ra ngoài cánh cửa. Cuối cùng, đóng cánh cửa máy lại thì đôi giày sẽ được treo bên trong thiết bị. 
  • Bước 4: Bạn điều chỉnh tốc độ quay, nhiệt độ và thời gian. Đợi đến khi hoàn thành thì kiểm tra lại xem đã khô hay chưa. Nếu chưa thì có thể thực hiện lại thêm lần nữa. 

Dùng quạt máy

Đây là một thiết bị gia dụng không thể vắng bóng trong mỗi gia đình. Hơi mát từ thiết bị này có thể hong khô quần áo, giày dép trong trường hợp bạn không có máy sấy chuyên dụng. Mặc dù thế, cách làm giày nhanh khô bằng quạt thường mất nhiều thời gian hơn (từ 1 tiếng trở lên). 

Dùng quạt máy làm khô giày là cách đơn giản và hiệu quả nhất.

Gợi ý cách làm khô giày nhanh bằng một số nguyên liệu gia dụng

Nếu không muốn tiêu tốn quá nhiều năng lượng điện nhưng vẫn muốn làm khô giày nhanh thì bạn có thể áp dụng một vài cách sau:

  • Dùng giấy báo: Đây là cách hong khô giày nhanh chóng, phù hợp với nhiều loại giày khác nhau. Bạn chỉ cần chuẩn bị tờ giấy báo trắng, không có mực đen hoặc hình ảnh để tránh in lên giày. Sau đó, vo tròn một ít giấy báo nhét vào bên trong và bọc cẩn thận bên ngoài là được. 
  • Dùng muối hột: Nguyên liệu này luôn có sẵn trong mỗi gia đình. Bạn rang sơ qua muối trên bếp lửa, nhét vào tất sạch và đặt vào bên trong giày. Đợi khoảng 1 - 2 tiếng và kiểm tra độ khô. 
  • Dùng gạo: Gạo có khả năng hút nước khá tốt. Vậy nên, thường được dùng để lấy đi nước trong điện thoại. Trong trường hợp này cũng tương tự, bạn cho gạo vào đầy bên trong giày, đặt giày ở nơi thoáng mát và canh khoảng 2 tiếng rồi kiểm tra độ khô là được. 
  • Dùng sáp nến: Bạn lấy một ít sáp chà đều tay lên bề mặt giày. Lớp sáp nến chảy ra sẽ bám chặt lên bề mặt và hút bớt nước đi. Sau đó, bạn ngâm giày với nước nóng 60 - 70 độ để lấy đi lớp nến này là được.

Dùng giấy báo để hong khô giày là cách làm được nhiều người yêu thích nhất.

Qua chia sẻ trong bài viết từ Biti’s, mong rằng bạn đã tìm thấy cách làm giày khô nhanh “chân ái” của mình. Đừng quên đón đọc các bài viết kinh nghiệm thú vị khác từ Biti’s trong thời gian sắp tới nhé.