Nhiều người lo lắng tình trạng đi giày, đi dép thường xuyên bị trượt, nhất là khi trời mưa, ẩm ướt. Từ đó gây chấn thương nghiêm trọng, cực kỳ nguy hiểm. Vậy nên, bài viết sau đây sẽ “chỉ điểm” cho bạn những mẹo đi giày dép chống trượt hơn trước. Cùng tìm hiểu nhé!

TOP 9 bí kíp đi giày dép chống trượt bạn cần biết

Dưới đây là tổng hợp những phương pháp hạn chế trượt, trơn nếu mang giày dép:

Sử dụng giày có ma sát tốt 

Thay vì phải mất thời gian “chữa cháy” cho đôi giày, đôi dép của mình, bạn hãy chọn luôn một đôi giày, đôi dép có thiết kế rãnh sâu chống trượt. Qua đó vừa đảm bảo tính thẩm mỹ tối đa, vừa đảm bảo an toàn trong lúc sử dụng, nếu trời có mưa bão. 

Hiện tại, Biti’s là thương hiệu phân phối sản phẩm giày dép chất lượng cao cấp, với mẫu mã đa dạng và giá thành phải chăng. Đặc biệt, phần đế được Biti’s hoàn thiện chỉn chu, bố trí thêm rãnh ma sát, chống trượt nhằm giải tỏa bớt nỗi lo ngại mỗi lúc phải đi giày, đi dép vào trời mưa bão. 

Sử dụng giày dép có rãnh chống trượt là một mẹo đi giày dép chống trượt hiệu quả

Mài trước phần đế giày ở bề mặt gồ ghề

Một cách tăng độ ma sát cho phần đế giày, đế dép là mài nhẹ nhàng với bề mặt gồ ghề như đá sỏi, gỗ, sắt… Qua đó tạo ra những lỗ hở li ti, cải thiện độ bám dính của giày dép với các bề mặt trơn nhẵn, ẩm ướt. 

Mời Bạn Tham Khảo: Hướng dẫn bảo quản giày thể thao đúng cách, chìa khoá cho đôi chân khoẻ mạnh

Xịt sơn chuyên dụng 

Song song miếng dán chống trượt, bạn có thể dùng xịt chống trượt. Chỉ cần lắc đều chai, sau đó xịt 1 - 2 lần lên bề mặt đế giày, rồi đợi khô 1 - 2 phút là có thể dùng được ngay. Lớp xịt sơn này tạo ra bề mặt bám dính hiệu quả, qua đó phòng ngừa trượt ngã nếu đi trên bề mặt trơn nhẵn. Giá bình xịt sơn chuyên dụng hiện tại rơi vào khoảng 200.000 - 500.000 VNĐ.

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại xịt sơn chống trơn trượt chuyên dụng

Sử dụng sơn puff lên phần đế

Sơn puff khi tiếp xúc với bề mặt đế giày, đế dép sẽ tạo ra một lớp xù xì, có khả năng chống trơn trượt hiệu quả. Do đó, thêm một cách để khắc phục hiện tượng trượt, ngã mỗi khi di chuyển trên đoạn đường ẩm ướt là sử dụng sơn puff. 

Lấy dũa móng tay mài đế giày

Thêm một cách nâng cao độ ma sát của phần đế dép, đế giày là dũa bằng đồ dũa móng tay. Bạn chỉ cần lấy cây dũa móng chà xát nhẹ lên phần bề mặt đế, sao cho xuất hiện một lớp nhám nhám màu trắng là được. Lúc này, độ bám dính mặt đường của đôi giày, đôi dép đã được gia tăng, từ đó giảm thiểu tình trạng trơn trượt tối đa. 

Sử dụng miếng dán đế chống trơn trượt

Hiện nay, trên thị trường, một số địa điểm cũng kinh doanh thêm mặt hàng miếng dán đế chống trượt. Cách sử dụng chúng rất đơn giản là bạn lột bỏ mặt keo dán, đính lên phần đế và trực tiếp dùng ngay. Theo đó, cách thức hoạt động của sản phẩm này khá đơn giản là tạo ra bề mặt nhám, từ đó ngăn ngừa hiện tượng trượt, trơn khi di chuyển trên bề mặt phẳng, ướt. 

Mẹo đi giày dép chống trượt là dán thêm miếng dán chống trơn trượt

Dán băng dính lên bề mặt đế

Nếu chưa thể mua sơn hoặc không có sẵn dũa móng như những gợi ý kể trên, bạn hãy dán tạm 1 - 2 miếng băng dính, đan chéo qua lại. Qua đó tạo ra một lớp gồ ghề hơn bình thường, có tác dụng chống trơn trượt hiệu quả. Tuy nhiên, cách làm này không có độ bền cao vì băng dính không thể dính chặt ở bề mặt giày, dép trong thời gian dài, trước tác động của đất, cát, nước, bụi…

Mời Bạn Tham Khảo: Cách bảo vệ giày đi mưa không ẩm mốc luôn mới tinh tươm

Chà giấy nhám ở phần đế

Nếu bạn lo lắng đi giày, đi dép mùa mưa dễ bị trượt thì hãy lấy ngay giấy nhám chà vào bề mặt đế giày, đế dép. Cách làm này góp phần tạo bề mặt gồ ghề hơn bình thường, qua đó hạn chế tình trạng trượt chân nếu phải di chuyển ở mặt sàn bóng nhẵn. 

Chà giấy nhám lên đế tạo ra bề mặt sần sùi, chống trượt tốt

Dùng keo xịt tóc

Tương tự sơn xịt chuyên dụng hoặc sơn buff, keo xịt tóc khi để khô lại cũng tạo ra một lớp xù xì, nhằm tăng độ ma sát cho giày, dép của bạn. 

Một số lưu ý quan trọng khác

Nhằm hạn chế tối đa tình trạng giày dép bị trơn trượt sau một thời gian sử dụng, bạn cần: 

  • Kiểm tra cẩn thận phần đế trước khi sử dụng. Nếu có dấu hiệu bị mài mòn, hãy chủ động áp dụng một trong số các cách tăng ma sát cho giày, dép được gợi ý bên trên. 

  • Chỉ nên sử dụng sản phẩm uy tín, chất lượng để đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng giày, dép. 

  • Nhìn chung, tất cả giải pháp bên trên chỉ là tạm thời. Tốt nhất, bạn cân nhắc thay đế hoặc mua giày, dép chất lượng để giải quyết triệt để tình trạng đó. 

  • Trong trường hợp tình trạng trơn trượt diễn ra quá thường xuyên, mua một đôi giày/đôi dép mới là cách xử lý tốt nhất.

Trên đây là mẹo đi giày dép chống trượt hiệu quả mà Biti’s tổng hợp mang tới cho bạn, hãy áp dụng để mình và người thân trong gia đình an toàn hơn khi trời mưa và khi vận động nhé. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo trong cùng chuyên mục, giúp tích lũy nhiều kiến thức hữu ích hơn nữa.Để tư vấn thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm của Biti’s, quý khách đừng ngần ngại liên hệ Biti’s qua website chính thức Bitis.com.vn nhé!